Cây sâm đất được biết đến với vai trò là một vị thuốc quý trị nhiều loại bệnh khác nhau. Sử dụng sâm đất trị bệnh không chỉ mang lại hiệu quả cao mà còn hết lành tính. ( Theo sntv.vn )
Giới thiệu về cây sâm đất
Tên gọi
Cây sâm đất còn có tên gọi khác là sâm mồng tơi, sâm thổ Cao Ly, đông dương sâm, sâm thảo, giả nhân sâm…Tên khoa học của cây sâm đất là Talinum fruticosum, thuộc họ rau sam
Mô tả
Cây sâm đất là dạng cây thân thảo có hệ thống rễ phát triển thành củ lớn là nguyên liệu quý dùng để điều trị nhiều loại bệnh khác nhau. Rễ mập, hình thoi, có nhiều rễ phụ. Thân mọc toả ra sát đất, màu đỏ nhạt. Thân cây hình trụ có nhiều nhánh lan rộng, kế dài ra ở ngọn; tạo thành khoảng rộng đạt đến 40 cm cao. Lá có hình xoan, mép lượn sóng, có nhiều lông màu trắng, gân nổi rõ hình mạng. Hoa nhỏ, hình ống, phần dưói ống có tuyến, phấn trên là một ống cuối cùng có 5 thùy như 5 cánh hoa, không tràng hoa, 3-5 nhụy hoa, màu hồng tươi đến màu tím nhạt. Khoảng 1 mm đường kính và họp lại thành nhóm 2 đến 5 hoa. Quả hình trụ, dạng nang, hình trụ, có lông tơ bao phủ.
Bộ phận dùng
Phần củ, lá của cây sâm đất được dùng để điều trị nhiều loại bệnh khác nhau
Phân bố, thu hái và chế biến
Cây sâm đất mọc hoang ở khắp các vùng miền trên cả nước, tập trung nhiều ở các tỉnh trung du miền núi. Cây được thu hái quanh năm, thường dùng tươi để nấu canh ăn hàng ngày, phần rễ to được thu hoạch phơi khô để ngâm rượu trị nhiều loại bệnh. Ngoài ra cây cây sâm đất còn được dùng làm cây cảnh bởi cây dễ chăm sóc, đặc biệt là hoa rất đẹp.
Bào chế
Cây sâm đất được dùng tươi hoặc phơi khô sắc nước, tán bột hoặc ngâm rượu để trị bệnh. Cây sâm đất được sử dụng độc lập hoặc kết hợp với những thảo dược khác tạo thành bài thuốc quý để trị nhiều bệnh khác nhau.
Thành phần hóa học
Thành phần hóa học cơ bản của cây sâm đất bao gồm Boerhaavic acid, punarnavine, potassium nitrate, tannins, phlobaphenes.
Tro được phân tích thu được những thành phần nguyên tố khoáng bao gồm potassium, magnesium, sodium, calcium, nitrate, phosphates, silica và sulphates.
Trong rễ có 0,01% một chất alcaloid có hoạt tính là punarnavine; alcaloid tổng số trong rễ là 0,04%; còn có một chất thơm, tinh bột, chất gôm, một chất dầu bay hơi, nitrat kalium.
Cây Sâm Đất có bao nhiêu loại ?
Hiện nay vẫn chưa có thông tin nào về vấn đề cây sâm đất có mấy loại. Tuy nhiên lại có thống kê cây sâm có mấy loại. Cụ thể gồm:
Sâm ngọc Linh (cây đặc hữu chỉ có ở Việt Nam)
Sâm cau rừng
Cây sâm đất sâm rừng
Sâm quy đá
Sâm đá
Sâm đương quy
Thổ hào sâm
Đinh lăng nếp nhỏ
Củ đẳng sâm
Tam thất Bắc
Tục đoạn (cây sâm nam)
Cây đan sâm
Cây sa sâm
Hắc sâm (cây huyền sâm)
Tác dụng của cây sâm đất
Sâm đất có vị ngọt, tính bình với nhiều công dụng trị bệnh khác nhau, cụ thể như. ( Theo sntv.vn )
Dùng làm thuốc bồi bổ cơ thể, giảm mệt mỏi
200g củ sâm tươi hầm với sườn heo dùng trong ngày. Mỗi tuần dùng 2 bữa, liên tiếp trong vòng 1 tháng bạn sẽ thấy cơ thể khỏe mạnh, không còn mệt mỏi, chán ăn.
Điều trị ho
100g lá cây sâm đất tươi đem rửa sạch, nấu canh ăn hàng ngày có tác dụng điều trị ho hiệu quả.
Trị lòi dom
100g lá cây sâm đất tươi đem rửa sạch, giã nát, chắt lấy nước uống kết hợp dùng bã đắp lên phần hậu môn trong 3- 5 ngày liên tiếp sẽ có tác dụng trị lòi dom hiệu quả.
Trị huyết áp cao
Lá cây sâm đất tươi lượng vừa đủ đem phơi khô dùng để sắc nước trà uống hàng ngày để trị bệnh huyết áp cao.
Trị bệnh tiểu đường
Rễ cây sâm đất tươi 80g đun với 1 lít nước, đun cạn còn 400ml, chia 2 lần uống sau bữa ăn 15 phút. Chú ý uống khi nước còn ấm và sau bữa ăn 30 phút để mang lại hiệu quả trị bệnh cao nhất. Liệu trình áp dụng tùy vào tình trạng của người bệnh.
Hỗ trợ điều trị bệnh gan, thận, cải thiện huyết áp tim mạch
Lá, củ sâm đất khô 50g nấu canh với hến dùng trong ngày. Mỗi tuần dùng cách trên khoảng 2 lần sẽ giúp bạn điều hòa tim mạch, bồi bổ can thận rất hay.
Điều trị các bệnh về xương khớp
Củ sâm đất đem rửa sạch, phơi khô, ngâm với rượu trong vòng 1 tháng dùng lâu dài để trị các bệnh về đường xương khớp. Mỗi ngày dùng 2 – 3 ly rượu nhỏ trong mỗi bữa ăn sẽ giúp bạn giảm đau nhức xương, củng cố hệ xương khớp.
Giải nhiệt cơ thể, làm mát gan
100g lá sâm đất đem rửa sạch, nấu canh ăn hàng ngày sẽ giúp thanh nhiệt, giải độc gan vô cùng hiệu quả.
Chữa bệnh ngoài da như ghẻ lở, làm liền sẹo nhanh chóng
100g lá cây sâm đất tươi đem rửa sạch rồi đun lấy nước tắm có tác dụng chữa các bệnh ngoài da như ghẻ lở, nấm..
Chữa táo bón
Lá hoặ rễ cây sâm đất tươi đem rửa sạch, giã nát chắt lấy nước uống liên tiếp trong vòng 5- 7 ngày sẽ có tác dụng nhuận trang, điều trị bệnh táo bón hiệu quả.
Cách ngân rượu Củ Sâm Đất
Nguyên liệu
+ Sâm đất
+ Rượu
Chuẩn bị
Rửa sâm tươi: Sơ chế củ sâm tươi qua nước, dùng khăn mềm với nước để rửa sạch phần đất bám trên củ sâm hay dùng bài chải đánh răng để rửa từ đầu đến rễ với nước cho tới khi sạch. Sau đó, để ráo nước khoảng 30 phút sau bỏ củ sâm và bình thủy tinh theo chiều thẳng đứng, đầu rễ cho xuống dưới, thân lên phía trên
Chọn rượu: Nên chọn rượu gạo tự nấu là tốt nhất, tuyệt đối không sử dụng rượu không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Chọn bình ngâm: Dùng bình thủy tinh dày để đảm bảo độ bền và khả năng chịu va chạm tốt đặc biệt khi ngâm với số lượng lớn. Kích thước bình phải tương xứng với sâm để đảm bảo khả năng chịu đựng áp suất cao. Không sử dụng bình nhựa vì không tốt cho sức khỏe.
Tiến hành ngâm rượu
Đổ rượu vào bình thủy tinh rồi từ từ thả củ sâm vào, chỉnh lại cho đẹp rồi đóng kín nắp để chỗ mát. Thời gian ngâm từ 3 – 6 tháng thì có thể lấy rượu lần 1 để dùng. Hoặc lấy rượu cốt ra rồi tiếp tục ngâm lần 2, lần 3 và trộn đều nước rượu cốt lần 1 với nhau trước khi dùng.
Lưu ý
Nếu ngâm rượu sâm tươi thì nên ngâm càng sớm càng tốt vì sâm tươi không để được lâu, chỉ để khoảng 3 tuần – 1 tháng ở ngăn mát tủ lạnh
Ngâm sâm với rượu thì củ sâm vẫn phải giữ ở hình dáng như ban đầu.
Khi ngâm rượu sâm đất thì thường 15 đến 20 ngày nên kiểm tra nếu thấy ẩm phả thay chất hút ẩm mới hoặc làm khô trở lại chất hút ẩm.
Kiêng kị
Sâm đất có thể gây độc nếu sử dụng quá liều hoặc sử dụng sai cách. Khi sử dụng với liều cao có thể gây nôn mửa và ra nhiều mồ hôi. Do đó, khi sử dụng cây sâm đất trị bệnh cần tuân theo đúng sự chỉ dẫn của các y bác sĩ, tuyệt đối không nên sử dụng cây sâm đất quá liều với người bị huyết áp thấp. ( Theo sntv.vn )
Cây sâm đất là vị thuốc quý nếu bạn biết cách sử dụng. Ở trên là một vài công dụng trị bệnh cơ bản của cây sâm đất mà bạn đọc có thể tham khảo áp dụng.
Để lại Bình Luận của bạn