Cây rau mùi được biết đến là một loại rau thơm quen thuộc trong các bữa ăn của gia đình Việt. Ngoài ra, trong y học cây còn được xem là một vị thuốc cho tác dụng trị nhiều loại bệnh khác nhau.
Giới thiệu về cây rau mùi

-
Tên gọi
Cây rau mùi có nhiều tên gọi khác nhau như hương tuy, hồ tuy, ngổ thơm, ngò, nguyên tuy, coriandre, koriander (Đức) hay coriander (Anh). Cây rau mùi có tên khoa học là Coriandrum sativum L. và thuộc họ nhà Hoa tán Apiaceae (Umbelliferae).
-
Mô tả
Cây rau mùi là loại cây thân thảo với chiều cao trung bình từ 0,35-0,5m. Thân cây rau mùi nhỏ, nhẵn có nhiều nhánh phân. Lá cây rau mùi hình chét hình hơi tròn và thường xẻ thành 3 thùy, có răng cưa, cuống dài. Hoa cây rau mùi có màu trắng, đôi khi hơi hồng. Quả bế đôi, nhẵn, hơi hình cầu, dài từ 2,5-4mm, gồm 2 nửa, có hai sống chung, mỗi nửa có 4 sống thẳng, bên trong chứa hạt đen, nhỏ. Toàn thân cây rau mùi phát ra một mùi thơm đặc trưng dễ chịu.
-
Bộ phận dùng
Toàn bộ cây rau mùi từ thân, rễ, lá, hoa và quả đều được sử dụng để trị nhiều loại bệnh khác nhau.

-
Phân bố, thu hái và chế biến
Cây rau mùi được trồng phổ biến ở tất cả mọi vùng miền của đất nước. Cây phát triển tốt nơi đất mát, kiềm, thoát nước tốt, ánh sáng nhiều, nhiệt độ mát mẻ. Cây được gieo bằng hạt và trồng tập trung vào vụ đông. Cây được thu hoạch từ tháng 2- 4. Cây có thể thu hoạch non hoặc già tùy mục đích sử dụng. Cây mùi non được thu hoạch để làm rau thơm, gia vị cho các món ăn. Cây rau mùi già được thu hoạch để làm nước tắm và làm giống. Cây mùi già sau thu hoạch thường được phơi khô để sử dụng chữa bệnh.
-
Bào chế
Cây rau mùi được sử dụng tươi hoặc phơi khô sắc nước trị bệnh
-
Thành phần hóa học
Thành phần hóa học cụ thể của cây rau mùi như sau: 0,3- 1% tinh dầu, 16-18% protein, 13-20% chất béo, 13% chất không nito, 3-8% xenluloza. Loại tinh dầu này gồm 70-90% linalola quay phải (hay coriandrola), 5% d.pinen, tecpinen, limonen, phelandren, mycxen, một ít bocneola và geraniola.
Công dụng của cây rau mùi
-
Trị đậu sởi không mọc
80g quả mùi tán nhỏ, cho vào 100ml nước và 100ml rượu. Đậy kín nắp đun sôi tránh bị bay hơi. Lọc bỏ phần bã, phun từ đầu xuống chân trừ phần mặt. Cách này sẽ làm đậu mọc ngay.

-
Chữa lòi dom
100g quả mùi già, đem phơi khô, đốt quả mùi hun lấy khói, hứng nơi lòi dom. Áp dụng đều đặn 2 lần ngày trong liên tiếp 3-5 ngày để điều trị bệnh được dứt điểm.
-
Trị mụn nhọt
Trong rau mùi có chứa axit linoleic và cineole có tác dụng chống viêm nhiễm hiệu quả. Dùng cây rau mùi tươi giã nát, đem đắp lên vết mụn nhọt từ 15- 30 phút có tác dụng kháng khuẩn, ngừa viêm
-
Trị hôi miệng
100g rau mùi tươi đem rửa sạch, giã nát, chắt lấy nước súc miệng sáng- tối 2 lần có tác dụng chữa chứng viêm loét miệng, từ đó giúp khở hôi miệng, mang lại hơi thở thơm tho.
-
Trị tiêu chảy
Trong cây rau mùi có chứa hoạt chất borneol, cineole, alpha pinene, limonene và beta phelandrene có khả năng kháng vi khuẩn mạnh giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiêu chảy hiệu quả. Dùng 100 cây rau mùi tươi sắc lấy nước uống hàng ngày có tác dụng trị bệnh tiêu chảy hiệu quả.
-
Trị cảm cúm
100g rau mùi đem sắc lấy nước uống 2 lần trong ngày sau bữa ăn 30 phút có tác dụng trị cảm cúm hiệu quả. Kết hợp với xông người bằng nước cây rau mùi già để đẩy nhanh tiến trình trị bệnh.

-
Trị sỏi thận
Rễ rau mùi 100g đem sắc với 1 lít nước, chia đều 2 bữa uống trong ngày có tác dụng giúp hỗ trợ điều trị sỏi thận, vàng da.
-
Chữa rong kinh
6g quả mùi khô cho vào 600ml nước, sắc tới khi còn 300ml. Cho thêm chút đường, chia ra 3 lần uống trong ngày, uống lúc còn nóng. Liên tục từ 3-5 ngày.
-
Phòng bệnh đậu mùa
100g lá rau mùi tươi đem ép lấy nước, cho thêm 1-2 hạt muối uống trong ngày 2 bữa có tác dụng phòng bệnh đậu mùa hiệu quả.
-
Phòng bệnh đái tháo đường
Trong rau mùi chứa chất chống oxy hóa mạnh cùng khả năng hạ đường huyết và cholesterol. Mỗi ngày uống 1 cốc nước rau mùi tươi rất tốt cho người bị bệnh tiểu đường.
-
Chữa rối loạn kinh nguyệt
100g cây rau mùi tươi đem rửa sạch, ép lấy nước uống có tác dụng điều hòa kinh nguyệt và làm dịu các cơn đau bụng kinh.
-
Chữa thiếu máu
Rau mùi chứa nhiều vitamin A, B1, B2, C và sắt giúp hỗ trợ điều trị chứng thiếu máu. Bổ sung rau mùi trong các bữa ăn hàng ngày để cải thiện bệnh thiếu máu hiệu quả.

Kiêng kị
Người bị bệnh dạ dày, bị gan, dị ứng, phụ nữ đang mang bầu không nên sử dụng rau mùi quá nhiều mà cần điều tiết liều lượng theo sự chỉ dẫn của y bác sĩ.
Trên đây là một số công dụng trị bệnh của cây rau mùi mà bài viết chúng tôi muốn giới thiệu với bạn đọc. Dựa trên những thông tin này bạn có thể vận dụng vào cuộc sống để tăng cường sức khỏe cho bản thân.
Để lại Bình Luận của bạn