Cây chút chít thuộc giống cây thân thảo sống lâu năm, mọc tại các bãi cỏ tập trung tại các khu vực châu Âu. Tại nước ta, loại thảo dược này cũng được dùng như một loại rau ăn lá. Cây chút chít thường được tìm thấy ở nhiều nơi nhưng ít ai biết rằng loại cây này có thể trị được nhiều bệnh khác nhau. Hãy cùng sntv.vn tìm hiểu thêm về công dụng trị bệnh loại cây chút chít này để áp dụng vào đời sống nhé.
1. Giới thiệu cây chút chít
1.1 Tên gọi
Cây chút chít còn được nhiều người biết đến với những tên gọi khác như Lưỡi bò, Thổ đại hoàng, Dương đề

Tên khoa học của cây chút chít là Rumex wallichii Meissn, thuộc họ Rau răm.
1.2 Mô tả cây chút chít
Cây chút chít là loại cây thân thảo, thân cây mọc đứng, cây thường cao đến 1m, ít nhánh. Lá gần gốc lớn hơn lá ở phía trên, phiến lá hẹp, hơi nhọn ơ hai đầu. Hoa tập trung thành chùy ở ngọn, cuống hoa 1 – 2cm, có rất nhiều hoa, cụm hoa có nhiều lá, cuống hoa mảnh. Quả hình 3 cạnh nằm trong bao hoa.

1.3 Bộ phận dùng
Người ta thường lấy rễ củ và lá của cây chút chít để làm thuốc chữa bệnh.
1.4 Phân bố, thu hái và chế biến
Cây mọc hoang ở khắp nơi, bạn có thể dễ dàng tìm thấy ở bờ ruộng hoặc tại các ruộng, nương mạ không có nước.
Vì bộ phận rễ và lá của cây chút chít sẽ được sử dụng làm thuốc nên người dân có thể thu hoạch quanh năm, nhưng mùa thu đông vẫn là thời điểm thích hợp nhất (Tháng 8,9,10). Lá thì lấy lá tươi, còn rễ chỉ tập trung lấy phần rễ già rồi mang đi rửa sạch, có thể để nguyên hoặc cắt thành lát mỏng, phơi khô hoặc sấy khô để dùng dần.
1.5 Bào chế
Lá và rễ có thể nấu lên để tắm trị các bệnh ngoài da. Lá non làm rau ăn được. Rễ kết hợp cùng các vị thuốc khác để chữa bệnh rất hiệu quả.

1.6 Thành phần hóa học
Trong thành phần của rễ và lá chứa anthranoid (1-2 %), tanin, nhựa.
2. Công dụng chữa bệnh của cây chút chít
Cây chút chít trị bí đại tiện
Người bị bí đại tiện có thể cải thiện bằng cách lấy 8- 12 gr lá chút chít nhai sống hoặc sắc lấy nước uống. Để nâng cao hiệu quả bạn dùng 10 gr lá chút chít cùng các vị thuốc gồm: chỉ xác 12 gr, mộc thông 8 gr, đem rửa sạch rồi sắc lấy nước uống. Sắc nước lần 2 uống nếu vẫn chưa thể đi ngoài sau 1 giờ.
Chữa hắc lào và lở ngứa

Để trị hắc lào hay lở ngứa bạn hái lá và cành cây chút chít rửa sạch và cho vào nồi sắc lấy nước. Để nguội bớt rồi dùng nước này ngâm rửa. Bên cạnh đó, lấy củ cây chút chít ngâm trong dấm hoặc cồn 90 độ để trong 1 tuần, bôi 5-7 lần sẽ thấy hiệu quả. Nếu có thể bạn dùng củ rễ hoặc lá tươi xát lên vùng da bị tổn thương sẽ cho kết quả nhanh chóng.
Trị bệnh trứng cá
Căn bệnh này gây mất thẩm mỹ, tự ti khi lan khắp người. Bạn phơi khô rễ cây chút chít và tán thành bột. Dùng 100 gr bột này cho vào nửa lít rượu 60 độ và ngâm trong 10 ngày. Bôi hỗn hợp này lên các vết trứng cá thường xuyên sẽ giúp bệnh dứt hẳn.
Trị chứng ruột ứ trệ
Chứng bệnh này có thể khắc phục bằng cách lấy khoảng 8g lá cây chút chít tươi rửa sạch và thái nhỏ, trộn với 4g cam thảo, cho vào nồi sắc cùng 300 ml đến khi chỉ còn 150 ml. Thuốc này có công dụng như thuốc xổ, để có công hiệu bạn chia ra uống nhiều lần
Trị chứng hoàng đản

Cách trị bệnh này rất đơn giản, bạn dùng lá cây chút chít nấu canh với 100 gr gan heo, nêm nếm cho vừa ăn và dùng như một món canh bình thường. Kiên trì ăn món canh rau chút chít liên tục trong 5 ngày sau đó giảm xuống còn 1 ngày ăn 1 lần đến khi hết bệnh.
Trị táo bón, trĩ nội
Những người bị táo bón, trĩ nội có thể dùng khoảng 30g rễ tươi cây chút chít và 120g thịt heo. Đem 2 nguyên liệu này đi rửa sạch, bỏ vào nồi nấu lấy nước và ăn phần thịt.
Trị dị ứng biểu hiện bằng xuất huyết , tím
Nhổ rễ cây chút chít lấy 30g, đem nghiền thành bột, mỗi lần uống 9g, chia ra làm 2 lần uống mỗi ngày.
Trị viêm amiđan cấp tính
Bạn lấy 30g rễ cây chút chít mang đi sắc uống.
Trị đầu nổi vẩy trắng
Bạn dùng rễ cây chút chít châm với nước mật của dê rồi xoa lên vùng da cần điều trị.
Trị đại tiện ra máu
Bạn lấy rễ cây chút chít để nguyên vỏ, gừng giã nhuyễn, mỗi vị thuốc bạn lấy nửa chén rồi sao đỏ, cho vào chút giấm bỏ bã sắc uống.
Trên đây sntv.vn đã chia sẻ một số thông tin cần biết và những công dụng trị bệnh của cây chút chít. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp ích được cho bạn và người thân cũng như bổ sung thêm kiến thức về các vị thuốc đông y hiệu quả và an toàn, dễ tìm trong tự nhiên. Để đảm bảo mang lại hiệu quả, bạn cần tìm hiểu kỹ liều lượng và cách dùng nhé. Chúc các bạn thành công!
Để lại Bình Luận của bạn