Cây bạch thược là vị thuốc quý cho tác dụng trị nhiều bệnh khác nhau. Cây bạch thược được sử dụng độc lập hoặc kết hợp cùng 1 vài thảo dược khác để trị bệnh. ( Theo sntv.vn )
Giới thiệu về cây bạch thược
Tên gọi
Cây bạch thược có rất nhiều tên gọi khác nhau như Dư dung, Kỳ tích, Giải thương (Ngô Phổ Bản Thảo), Kim thược dược (Bản Thảo Đồ Kinh), Mộc bản thảo, Tương ly (Bản Thảo Cương Mục), Lê thực, Đỉnh (Biệt Lục), Ngưu đỉnh, Khởi ly, Thổ cẩm, Quan phương, Cận khách, Diễm hữu, Hắc tân diêng, Điện xuân khách, Cẩm túc căn (Hòa Hán Dược Khảo), Một cốt hoa (Hồ Bản Thảo), Lam vĩ xuân (Thanh Dị Lục), Sao Bạch thược, Khuê Bạch thược, Hàng Bạch thược, Tiêu Bạch thược, Toan Bạch thược (Đông Dược Học Thiết Yếu). ( Theo sntv.vn )
Cây bạch thược có tên Khoa Học Paeonia lactiflora Pall, thuộc họ Mao Lương (Ranuncuaceae).
Mô tả
Cây bạch thược là dạng cây cỏ sống nhiều năm có hệ rễ phát triển thành củ dùng làm thuốc, rễ có cái dài tới 30cm, đường kính 1-3cm, vỏ màu nâu mặt cắt màu trắng hoặc hồng nhạt. Lá cây thuộc dạng lá kép gồm 3-7 lá chế trứng nhọn, màu xanh, mùa thu bị rụng. Hoa to mọc đơn độc, thuộc loại hoa kép, có màu trắng hoặc hồng. Mỗi hoa thường có vài chục hạt, nhưng có nhiều hạt lép.
Bộ phận dùng
Rễ của cây thược dược được sử dụng để điều trị nhiều loại bệnh khác nhau.
Phân bố, thu hái và chế biến
Cây bạch thược có nguồn gốc từ Trung Quốc và hiện nay mới chỉ được trồng ở Sapa. Cây thích hợp phát triển trong điều kiện khí hậu ôn đới. Cây thường được thu hoạch vào mùa thu. Phần rễ của cây sau khi thu hoạch thường được phơi khô, tạo cao hay tán bột sử dụng lâu dài để trị bệnh.
Bào chế
Rễ của cây bạch thược được dùng tươi hoặc phơi khô tán bột, tạo cao, sắc nước để trị bệnh.
Thành phần hóa học
Thành phần hóa học cụ thể của cây bạch thược như sau:
+ Paeoniflorin, Paeonol, Paeonin, Trierpenoids, Sistosterol.
+ Tinh bột, Tanin, Nhựa, Calci oxalat, 1 ít tinh dầu, Chất béo, Acid Benzoic (1,07%), Paeoniflorin, Glucosid Thược dược (C22H28O11)
+ Paeoniflorin, Oxypaeoniflorin, Benzoylpaeonilorin + Albìlorin
+ Paeoniflorigenone
+ Galloylpaeoniflorin.
Công dụng của cây bạch thược
Trị co giật
Bạch Thược, Cam Thảo mỗi thứ 16g đem sắc nước uống có tác dụng trị co giật hiệu quả.
Trị tiêu chảy
Bạch thược (tẩm rượu) 12g, Chích thảo 4g đem sắc cùng 1 lít nước đến khi còn 1 nửa, chia đều 2 bữa uống trong ngày để trị bệnh tiêu chảy. Liệu trình áp dụng từ 3- 5 ngày liên tiếp.
Trị lỵ tiêu ra máu mủ
Thược Dược 40g, Đương Quy 20g, Hoàng Liên 20g, Binh Lang, Mộc Hương đều 8g, Chích Thảo 8g, Đại Hoàng 12g, Hoàng Cầm 40g, Quan Quế 6g đem tán thành bột dùng lâu dài để trị lỵ tiêu ra máu mủ. Mỗi ngày uống 8g với nước ấm, sau 3 -5 n gày áp dụng sẽ mang lại hiệu quả trị bệnh như ý muốn.
Trị phụ nữ hông sườn đau
Bạch Thược Dược + Diên Hồ sách + Nhục quế + Hương Phụ đem tán thành bột để trị phụ nữ hông sườn đau. Mỗi ngày uống 8g với nước ấm, sau 1 tháng áp dụng bệnh sẽ đạt được hiệu quả.
Trị đầu đau, chóng mặt
Bạch thược 12g, Câu đằng 12g, Phục thần 12g, Bối mẫu 12g, Cúc hoa 12g, Sinh địa 16g, Cam thảo 4g, Linh dương giác 4g, Tang diệp 12g, Trúc nhự 12g đem sắc nước uống trong ngày để trị đau đầu, chóng mặt.
Trị có thai đau bụng lâm râm
Đương qui, Xuyên khung mỗi thứ 6g, Bạch Thược 20g, Phục linh, Bạch truật mỗi thứ 8g, Trạch tả 10g, tán bột dùng lâu dài để trị có thai đau bụng lâm râm. Mỗi lần uống 8g với chén rượu để đạt được hiệu quả như ý muốn.
Trị băng lậu hạ huyết, rong kinh
Bạch thược, Thục địa, Can khương, Quế lâm, Long cốt, Mẫu lệ, Hoàng kỳ, Lộc giác giao, mỗi thứ 8g, tán bột, uống mỗi lần 8g ngày 3 lần với rượu nóng trước khi ăn để trị băng lậu hạt huyết hoặc rong kinh kéo dài
Trị táo bón kinh niên
Bạch Thược (sống) 24-40g + Cam Thảo (sống) 10-15g đem sắc với 1 lít nước dến khi còn 1 nửa, chia đều 2 bữa uống trong ngay để trị bệnh táo bón kinh niên. Liệu trình áp dụng từ 5- 7 ngày liên tiếp.
Trị xương tăng sinh
Bạh Thược 30-60g + Mộc Qua 12g + Kê Huyết Đằng 15g + Uy Linh Tiên 15g + Cam Thảo 12g tạo thành thang đem sắc nước uống liên tiếp trong vòng 1 tháng có tác dụng điều trị xương tăng sinh hiệu quả.
Trị ho gà
Bạch Thược 15g + Cam Thảo 3g (Tùy chứng gia vị thêm: ho nhiều thêm Bách Bộ, Bách Hợp) tạo thành thang sắc nước uống liên tiếp trong vòng 1 tháng để trị ho gà. Tiếp tục theo dõi và điều trị tiếp dựa trên tình trạng của bệnh.
- Trị hen suyễn
Bạch Thược 30g + Cam Thảo 15g. Tán bột. Mỗi lần dùng 30g, thêm nước sôi 100-150ml, nấu sôi 3-5 phút, để lắng cặn, uống nóng. Bài thuốc đạt được hiệu quả khi kiên nhẫn áp dụng trong thời gian dài.
Trị tiểu đường
Bạch Thược + Cam Thảo chế thành cao khô dùng lâu dài để trị bệnh tiểu đường. Mỗi ngày uống 2 lần với nước ấm. Kiên trì áp dụng trong thời gian dài để đạt được hiệu quả như ý muốn.
Kiêng kị
Chú ý sử dụng cây bạch thược trị bệnh theo chỉ dẫn của y bác sĩ để mang lại hiệu quả như ý muốn.
Trên đây là một vài công dụng trị bệnh của cây bạch thược mà bài viết chúng tôi muốn chia sẻ tới bạn đọc. Hi vọng thông qua đó sẽ mang lại cho các gia đình nhiều nguồn thông tin bổ ích nhất. ( Theo sntv.vn )
Để lại Bình Luận của bạn