Trong mấy năm gần đây cây ba kích nổi lên với vai trò là một loại thuốc quý cho tác dụng trị nhiều loại bệnh. Vậy cây ba kích trị được bệnh gì? Hãy cùng bài viết dưới đây của chúng tôi khám phá nhé. ( Theo sntv.vn )
Giới thiệu về cây ba kích
Tên gọi
Cây ba kích có tên gọi khác như dây ruột gà, ba kích thiên, Chẩu phóng xì, cây có tên khoa học là Morinda officinalis stow, thuộc họ nhà Cà phê (Rubiaceae).
Mô tả
Cây ba kích là loại cây dây leo thân quấn có hệ rễ phát triển, phình to thành dạng củ là bộ phận chính dùng để trị bệnh. Lá thuôn nhọn hình bầu dục, mọc đối, khi non có màu xanh, khi già chuyển sang trắng mốc hoặc tím, có gân tỏa theo hình mạng, cứng cáp, bóng Hoa nhỏ, tập trung thành tán có màu trắng khi mới nở, ngả vàng khi bung to. Quả hình cầu, lúc chính màu đỏ, có cuống riêng rẽ.
Bộ phận dùng
Phần củ của cây ba kích được sử dụng để chữa nhiều bệnh khác nhau.
Phân bố, thu hái và chế biến
Cây ba kích được trồng nhiều ở các tỉnh biên giới phía bắc như Lạng Sơn, Sơn La, Lai Châu… Cây phát triển tốt trong điều kiện khí hậu mát mẻ, đất nhiều mùn, giàu dinh dưỡng. Cây được thu hoạch sau 3 năm trồng. Phần củ được thu hoạch thường được rửa sạch ngâm rượu hoặc thái lát, phơi khô sử dụng lâu dài trị bệnh.
Bào chế
Phần rễ của cây ba kich được dùng tươi, phơi khô sắc nước hoặc ngâm rượu để trị bệnh
Thành phần hóa học
Thành phần hóa học của cây ba kích bao gồm antraglycozid, anthraquinon, nhựa, acid hữu cơ tinh dầu, đường…; rễ cây tươi có vitamin C, rễ khô không có.
Phân loại Ba Kích Trắng và Ba Kích Tím
Ba kích tím
Hình ảnh nhận dạng ba kích tím
Hình dáng cây- củ ba kích tím
Cây ba kích tím thuộc họ dây leo bằng thân quấn, sống nhiều năm
Lá cây dài, cuống lá ngắn. Lá có hình mác, hình thuôn hoặc hình bầu dục thuôn nhọn, lá mọc đối xứng, phiến lá cứng có nhiều lông ở mép và gân, lá cây khi già ít lông hơn có màu trắng mốc. Lá non mầm có màu xanh lục, khi già thì có màu trắng giống như mốc. Lá kèn mỏng ôm sát vào thân.
Cành ba kích non, có cạnh
Hóa cây ba kích mới nở có màu trắng, về sau chuyển sang màu vàng, hoa có chùm nhỏ thường tập trung thành tán ở đầu cành.
Quả cây ba kích hình cầu khi chín có màu đỏ cam
Màu sắc củ ba kích tím
Màu củ của cây ba kích tím: màu tráng xám
Thịt củ màu hanh tím. Củ già tím đậm hơn
Màu rượu khi ngâm: Tím than hoặc tím đậm.
Sau khi lấy phần thịt của ba kích tím thì phần lõi của ba kích tím đã già thường có gai nếu quan sát kỹ.
Đối với củ ba kích tím non khi bẻ đôi ra phần thịt vẫn có màu trắng do tinh chất chưa được hình thành đầy đủ. Tuy nhiên, nếu bạn bẻ đôi và mang đi phơi dưới nắng khoảng 30 phút thì phần thịt chuyển sang màu tím ngay lập tức
Ba kích trắng
Hình ảnh nhận dạng ba kích trắng
Hình dáng cây- củ ba kích trắng
Cây ba kích trắng thuộc họ dây leo, thân quấn màu xanh
Thân hình trụ, đâm nhiều nhánh
Lá cây dài, cuống ngắn.
Cành cây ba kích non có nhiều lông, nhiều cạnh , thân già nhẵn lông.
Lá mọc đối chéo, phiến lá có lông và màu tím, thon dài.
Hoa nhỏ li ti màu trắng ngà.
Qủa chín màu hồng. rễ có thịt dầy hình trụ tròn, cong, thành thành từng đoạn như ruột già, bên trong rễ có lõ.
Màu sắc củ ba kích trắng
Củ ba kích trắng có màu trắng nhạt
Thịt củ màu trắng hoặc màu vàng nhạt
Màu rượu ngâm ba kích trắng: tím nhạt
Sau khi lấy phần thịt của ba kích trắng thì phần lõi của ba kích trắng đã già thường không có gai như ba kích tím.
Công dụng của cây ba kích
Trị liệt dương
3 kg Ba kích thiên, 3kg Ngưu tất đem ngâm cùng 5 lít rượu trong vòng 3 tháng dùng để trị liệt dương. Mỗi ngày uống 1 chén nhỏ vào buổi tối, sau 1 tháng áp dụng sẽ thấy được hiệu quả của bài thuốc.( Theo sntv.vn )
Trị đau lưng do phong hàn
60g Ba kích cùng với 120g Ngưu tất, 60g Khương hoạt, 60g Quế tâm, 60g Ngũ gia bì, 80g Đỗ trọng bỏ vỏ đã sao hơi vàng, 60g Can khương 60g đem tán thành bột mịn, chia đều 2 bữa uống với nước ấm để trị đau lưng do phong hàn. Liệu trình áp dụng từ 1- 3 tháng.
Bổ thận, tráng dương
30g Ba kích, 300g thịt trai thêm một ít gừng tươi, gia vị nấu thành canh ăn đều đặn 2 bữa trong tuần có tác dụng bổ thận, tráng dương.
Trị huyết áp cao
Ba kích, Tri mẫu, Tiên mao, Dâm dương hoắc, Ðương quy, Hoàng bá đều 12g đem sắc với 1 lít nước thành 2 lượt đến khi còn ¼ thì dừng để điều trị huyết áp cao. Liệu trình áp dụng từ 3- 5 ngày liên tiếp.
Trị kinh nguyệt không đều
Ba kích 120g, Lương khương 20g, Tử kim đằng 640g, Thanh diêm 80g, Nhục quế (bỏ vỏ)160g, Ngô thù du 160g đem tán thành bột mịn, trộn với lượng rượu vừa đủ, tạo thành viên hoàn để trị kinh nguyệt không đều.
Trị đái rắt
Ba kích (bỏ lõi) và Ích trí nhân 2 vị chưng cùng muối và rượu, Thỏ ty tử, Tang phiêu tiêu cùng chưng với rượu, trộn đều thành viên hoàn, chia đều 2 bữa để trị đái rắt. Liệu trình áp dụng trong 5 ngày liên tiếp.
Trị bạch trọc
100g ba kích bỏ lõi, 50g Thỏ ty tử đem rửa sạch, cắt lát, chưng rượu một ngày rồi sấy khô, Phá cố chỉ Lộc nhung, Sơn dược, Xích thạch chi, Ngũ vị tử, mỗi vị đều lấy 40g tán thành bột min, trộn đều với rượu tạo thành viên hoàn để trị bệnh bạch trọc.
Điều trị mặt trắng nhạt, mạch yếu
Ba kích bỏ lõi, Hồi hương đã sao, Bạch long cốt, Nhục thung dung đem tẩm rượu, Ích trí nhân, Bạch truật, Phúc bồn tử, Mẫu lệ, Cốt toái bổ bỏ lông,Thỏ ty tử, Nhân sâm, mỗi loại 40g đem tán thành bột, chia đều 2 bữa uống với nước ấm để trị bệnh mặt trắng nhợt nhạt, mạch yếu.
Điều trị sán khí do hư thận
Ba kích, Quất hạch, Hoàng bá, Địa hoàng, Lệ chi hạch, Tỳ giải, Kim linh tử, Ngưu tất, Mộc qua, Kim linh tử, Hoài sơn mỗi vị 20g đem sắc với 1 lít nước đến khi còn 1 nửa chia đều 2 bữa để điều trị sán khí do hư thận.
Điều trị mộng tinh
Ba kích thiên, Viễn chí, Hoàng bá, Bá tử nhân, Liên tu, Phúc bồn tử, Lộc giác, Thiên môn mỗi vị 10g đem sắc nước để điều trị mộng tinh.
Trị lưng đau, chân tê, chân yếu ở người già
Ba kích, Nhục thung dung, Xuyên tỳ giải, Thỏ ty tử, Đỗ trọng, mỗi vị 1 phần, Lộc thai 1 bộ đem tán thành bột, trộn với mật ong thành viên hoàn để trị bệnh đau lưng, tê yếu chân tay.
Trị phong thấp đau nhức, cước khí
Ba kích, Ngưu tất, Đỗ trọng, Tục đoạn, mỗi loại 12g thêm 10g Tang ký sinh, 8g Sơn thù nhục, 16g Hoài sơn 16g đem với 1 lít nước để trị phong thấp đau nhức, cước khí hiệu quả.
Cách ngâm rượu Ba Kích
Nếu không thể mua được ba kích tươi để ngâm rượu, bạn có thể mua ba kích khô vì nó được bán nhiều hơn và có thể mua ở mọi thời điểm trong năm.
Nguyên liệu
Ba kích khô đã rút lõi: 1kg: Lưu ý khi chọn ba kích khô đừng chọn loại quá khô, như vậy ngâm rượu sẽ không thể ngon được
Rượu: 9 lít
Các bước thực hiện
Bước 1: Với loại ba kích này bạn có thể sao trước rồi mới ngâm hoặc không. Nếu sao trước thì rượu sẽ có mùi thơm hơn một chút. Để sao ba kích khô, hãy bắc một chiếc chảo lên bếp, sau đó cho ba kích vào. Dùng đũa sao đều với lửa nhỏ trong thời gian khoảng 15 phút, sau đó thì tắt bếp.
Bước 2: Cho ba kích vào bình khô, sạch sẽ. Sau đó mới cho rượu vào và đậy nắp thật kín lại là xong.
Kiêng kị
Người bị huyết áp thấp không nên sử dụng ba kích quá liều lượng sẽ dẫn đến tụt huyết áp làm cho người mệt mỏi hoặc ngất.
Trên đây là một vài thông tin cơ bản nhất về công dụng của cây ba kích mà bài viết chúng tôi muốn chia sẻ. Tuy chưa thực sự toàn diện nhưng tin chắc sẽ là nguồn thông tin hữu ích đối với nhiều bạn đọc. ( Theo sntv.vn )
Để lại Bình Luận của bạn